Nhiều người hiện nay vẫn đang hiểu nhầm giữa biên và phiên dịch là một. Tuy nhiên hai khái niệm cũng như bản chất của nó là hoàn toàn khác nhau. Lylichtuphap.info sẽ chỉ ra cho bạn sự khác biệt giữa biên và phiên dịch mà nhiều người chưa biết dưới bài viết sau nhé.
1. Định nghĩa
1.1 Biên dịch là gì?
Biên dịch hay còn gọi là phiên dịch viết, được hiểu là sự thay đổi, dịch chuyển một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Công việc liên quan đến hoạt động dịch thuật, chuyển đổi 2 ngôn ngữ thông qua văn bản, giấy tờ làm sao cho nội dung được truyền đạt đúng ý, đủ và hợp lý. Biên dịch làm cầu nối giữa người viết và người đọc trong một ngôn ngữ khác.
Một người biên dịch viên cần phải có khả năng đọc hiểu và viết chính xác ngôn ngữ gốc mà mình muốn chuyển tải nội dung đến với người tiếp nhận. Người biên dịch có thời gian lên kế hoạch cũng như các công cụ hỗ trợ trong quá trình dịch nên độ chính xác khá cao.
1.2 Phiên dịch là gì?
Phiên dịch là việc dịch thuật bằng lời nói trực tiếp, diễn giải lại câu nói của người này cho người kia dễ hiểu bằng ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn giữ nguyên được ý nghĩa.
Là công việc chuyển tải nội dung thông tin dưới dạng nói. Nhằm mục đích giúp cho đối phương, người không dùng chung ngôn ngữ hiểu được người kia nói gì. Người phiên dịch được gọi là phiên dịch viên. Trong quá trình dịch họ không có thời gian lên kế hoạch nên độ chính xác cũng như sự trôi chảy sẽ không được cao như biên dịch.
2. Phương thức giao tiếp của biên và phiên dịch
2.1 Biên dịch
Biên dịch viên thì dùng văn bản dạng viết. Khi làm việc thường làm với những thông tin dạng văn bản như file word, PDF, hồ sơ công chứng, các file đa phương tiện khác…
2.2 Phiên dịch
Phiên dịch là hình thức văn nói. Người phiên dịch sẽ dịch và diễn đạt câu nói thực của người nói trong thời gian ngắn mà không làm mất đi ý nghĩa của nó. Phiên dịch thường là làm việc trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo hay các cuộc họp……..
3. Yêu cầu đối với biên và phiên dịch
3.1 Đối với Biên dịch
Việc biên dịch sao cho đúng với ý nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để người tiếp cận đọc hiểu là không phải dễ. Do vậy người biên dịch cũng phải có những yêu cầu cần thiết và bắt buộc. Người biên dịch thường chỉ làm việc một mình hoặc với những người có liên quan khi liên hệ.
Cụ thể người biên dịch cần có các kỹ năng sau:
- Về năng lực ngoại ngữ: Năng lực ngoại ngữ tốt sẽ giúp cho người biên dịch sẽ diễn đạt được một cách chính xác và đầy đủ nội dung nhất khi dịch.
- Về kiến thức chuyên môn: đây là kỹ năng quan trọng và không thể thiếu đối với một biên dịch viên. Khi có kiến thức chuyên môn thì hiệu quả dịch sẽ rất cao, nội dung chi tiết và cụ thể.
- Về kỹ năng tra cứu: Trong quá trình dịch thuật sẽ có nhiều kiến thức mà một người giỏi ngoại ngữ không phải đều nắm hết, do vậy cần có thêm khả năng tra cứu để công việc được thuận lợi, giải đáp những thắc mắc mà bản thân người biên dịch có thể chưa biết đến.
- Về năng lực biên dịch: đòi hỏi người dịch phải chuẩn chỉnh và chắc chắn với văn bản gốc đồng thời bài dịch cần phải dễ hiểu, có liên kết, thông suốt.
3.2 Đối với Phiên dịch
Người phiên dịch làm việc không qua sự trợ giúp của từ điển hay bất cứ một phần mềm, tài liệu nào do vậy trợ giúp duy nhất của họ là bản thân (kinh nghiệm, trí nhớ tốt và cách phản xạ ứng biến với tình huống nhanh).
Người phiên dịch cũng có các yêu cầu sau:
- Về bằng cấp:
Các phiên dịch viên yêu cầu phải có bằng cấp, chứng chỉ cơ bản như:
Bằng cao đẳng, đại học ngành phiên dịch.
Bằng cử nhân tiếng Anh nếu bạn muốn trở thành phiên dịch viên tiếng Anh.
Chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC.
Bằng đại học, cao đẳng các chuyên ngành Ngôn Ngữ Nga, Pháp, Hàn, Trung, Nhật………
Chứng chỉ JLPT tiếng Nhật.
Chứng chỉ TOPIK tiếng Hàn.
Chứng chỉ HSK tiếng Trung.
Nếu muốn làm phiên dịch tại các tổ chức quốc tế, bạn sẽ cần các bằng cấp cao hơn như: bằng Master ngành phiên dịch được cấp bởi ITI, bằng CIC (Certificate In Community Interpreting) cấp độ 3 trở lên, chứng chỉ DPSI (Diploma In Public Service Interpreting).
- Về khả năng ngôn ngữ: cần biết và thông thạo ít nhất hai ngôn ngữ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người phiên dịch cũng phải phản xạ được kịp thời, nhanh và câu cú thì phải mạch lạc, rõ ràng. Tránh việc dịch theo cảm tính.
- Về kỹ năng truyền đạt thông tin: là rất quan trọng, người phiên dịch phải truyền đạt được đúng ý nghĩa, nội dung mà họ muốn người nghe hiểu. Từ đó hiệu quả công việc sẽ được nâng cao hơn.
- Về kỹ năng lắng nghe và quan sát: người phiên dịch không những phải giỏi ngôn ngữ mà họ cần phải biết quan sát cử chỉ, thái độ cũng nhưng lắng nghe giọng điệu của người nói. Như vậy họ sẽ có thể hiểu được nhiều hơn nữa những gì mà người nói muốn truyền đạt.
4. Số người tham gia công việc
– Với Biên dịch viên: có thể làm việc một mình hoặc nhiều người cùng thảo luận để chia sẻ công việc một cách nhanh nhất.
– Với Phiên dịch viên: là người trực tiếp dịch nên họ luôn làm việc độc lập, không làm theo nhóm.
5. Thời gian thực hiện Biên và Phiên dịch
Với những vị trí khác nhau thì thời gian thực hiện cũng khác nhau:
- Biên dịch viên: sẽ có thời gian đọc hiểu văn bản gốc trước khi thực hiện công việc, có thể đối chiếu và chỉnh sửa lại với bản gốc sau khi dịch vì vậy sẽ có nhiều thời gian hơn.
- Phiên dịch viên: Công việc của họ mang tính chất tức thời nên việc chuyển ngữ sẽ không có thời gian để chỉnh sửa hay xem lại cái mình dịch.
Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa biên và phiên dịch mà nhiều người chưa biết. Lylichtuphap.info đã chỉ ra chi tiết. Nếu còn thắc mắc chưa hiểu thì hãy tìm đến chúng tôi để được giải đáp nhé.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH THUẬT MT
Trang web: https://lylichtuphap.info/
Facebook: Lý Lịch Tư Pháp Giá Rẻ Toàn Quốc – Home | Facebook
Hotline: 0911 400 393
Email: lylichtuphap.info88@gmail.com
Địa chỉ: Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội