Thẻ tạm trú là loại giấy tờ do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực. Thẻ tạm trú cho phép người nước ngoài cư trú có thời hạn thông thường từ 01 đến 05 năm tùy theo từng loại thẻ tạm trú. Vậy nếu thẻ tạm trú cho người nước ngoài hết hạn sử dụng thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Lý Lịch Tư Pháp tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé !
Thời hạn của từng loại thẻ tạm trú
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều người nước ngoài sinh sống, làm việc và xin cấp thẻ tạm trú. Tuy nhiên không phải người nước ngoài nào cũng đủ điều kiện để được cấp thẻ này. Chính vì thế, để có thể dễ dàng quản lý từng đối tượng tạm trú đó, Luật xuất nhập cảnh, cư trú đã quy định từng loại thẻ tạm trú tương ứng với các mục đích nhập cảnh, côg việc, chức vụ… của người nước ngoài. Trên thẻ tạm trú sẽ có từng ký hiệu riệng, cụ thể sau đây:
- LV1: Thẻ tạm trú có ký hiệu LV1 cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào làm việc tại cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, Cơ quan Chính phủ, tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương. Thẻ tạm trú có ký hiệu LV1 có thời hạn không quá 05 năm.
- LV2: Thẻ tạm trú kí hiệu LV2 cấp cho người ngoại quốc vào Việt Nam làm việc với các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội, Phòng thương mại và công nghiệp tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có ký hiệu LV2 có thời hạn không quá 05 năm.
- ĐT: Thẻ tạm trú ký hiệu ĐT cấp cho người nước ngoài là nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài được Chính phủ Việt Nam cho phép hành nghề tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
- NN1: Thẻ tạm trú ký hiệu NN cấp cho người nước ngoài là trưởng văn phòng đại diện dự án của tổ chức quốc tế hay tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1 có thời hạn không quá 03 năm.
- NN2: Thẻ tạm trú ký hiệu NN2 cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức văn hóa, kinh tế hay tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN2 có thời hạn không quá 03 năm.
- DH: Thẻ tạm trú ký hiệu DH cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để thực tập, học tập. Thẻ tạm trú có ký hiệu DH có thời hạn không quá 05 năm.
- PV1: Thẻ tạm trú ký hiệu PV1 cấp cho phóng viên, báo chí là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có ký hiệu PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
- LĐ: Thẻ tạm trú ký hiệu LĐ chỉ cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam lao động. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
- TT: Thẻ tạm trú ký hiệu TT cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, NN1, ĐT, NN2, DH, LĐ, PV1 hoặc người nước ngoài là bố, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam. Thẻ tạm trú có ký hiệu TT có thời hạn không quá 03 năm.
Quy định mức xử phạt khi thẻ tạm trú cho người nước ngoài hết hạn
Khi thẻ tạm trú gần hết hạn, nếu người nước ngoài muốn tiếp tục lưu trú tại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin gia hạn thẻ tạm trú trước 30 ngày. Hoặc phải xuất cảnh khỏi Việt Nam đúng thời hạn trên thẻ tạm trú quy định.
Trong trường hợp thẻ tạm trú đã hết hạn mà người nước ngoài vẫn chưa gia hạn thẻ tạm trú hoặc xuất cảnh về nước dù vì bất kỳ lý do nào cũng bị coi là vi phạm luật xuất nhập cảnh, cư trú Việt Nam và theo quy định bạn phải chịu phạt quá hạn thẻ tạm trú. Tại Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm an ninh trật tự, an toàn xã hội, tùy vào từng mức độ vi phạm nặng hay nhẹ, số ngày quá hạn mà có mức xử phạt như sau:
Phạt hành chính:
Phạt hành chính với người nước ngoài trên 18 tuổi:
- Phạt hành chính từ 500.000 VND – 2.000.000 VND với lỗi ” Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép” – Trích dẫn tại điều 17, khoản 2, điểm e.
- Phạt hành chính từ 3.000.000 VND – 5.000.000 VND với lỗi vi phạm “Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 16 ngày trở lên mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép” – Trích dẫn tại điều 17, khoản 3, điểm đ.
- Phạt hành chính từ 5.000.000 VND đến 10.000.000 VND với lỗi: “Sử dụng hộ chiếu giả, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu giả, thị thực giả, thẻ tạm trú giả, thẻ thường trú giả, dấu kiểm chứng giả để xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú.” – Trích dẫn tại điều 17, khoản 4, điểm b.
- Phạt hành chính từ 15.000.000 VND – 25.000.000 VND với lỗi: “Cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bảo lãnh hoặc làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, xin cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú, giấy tờ có giá trị nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật” – Trích điều 17, khoản 5, điểm c.
- Phạt hành chính từ 30.000.000 VND – 40.000.000 VND nếu vi phạm: ” Làm giả hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc dấu kiểm chứng”- Trích điều 17, khoản 6, điểm b.
Đối với người nước ngoài dưới 18 tuổi:
Thông thường các mức phạt hành chính không áp dụng đối với trẻ em, thanh thiếu niên dưới 18 tuổi. Tuy nhiên người giám hộ, cha, mẹ của trẻ có thể bị phạt hành chính thay.
Phạt buộc xuất cảnh, cấm nhập cảnh:
- Trong trường hợp thẻ tạm trú cho người nước ngoài quá hạn trên 30 ngày, người nước ngoài sẽ bị buộc phải xuất cảnh, trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam, bị đưa vào danh sách đen. Hình phạt quá hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài ở mức độ nghiêm trọng nhất có thể bị cấm nhập cảnh trở lại Việt Nam tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Quy trình xử lý khi thẻ tạm trú cho người nước ngoài hết hạn
Nếu đang ở trong tình trạng quá hạn thẻ tạm trú , người nước ngoài khó tránh khỏi bối rối và lo lắng do không biết cách xử lý. Các bạn nên thực hiện theo các quy trình sau đây:
Bước 1: Khi thẻ tạm trú của người nước ngoài hết hạn, bạn nên đến Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của tỉnh, thành phố gần nơi mình sinh sống càng sớm càng tốt để trình diện và giải trình lý do quá hạn thẻ tạm trú. Sau đó chấp hành mức phạt quá hạn thẻ tạm trú và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Chuẩn bị thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú mới
Nếu có nguyện vọng tiếp tục ở lại Việt Nam, sau khi đã nộp phạt đầy đủ, để tiến hành thủ tục xin cấp lại thẻ tạm trú mới cho người nước ngoài thì cá nhân hay công ty, tổ chức bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ cần thiết sau:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
- Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài (Giấy phép ĐKKD, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của VPDD, chi nhánh…… Tuỳ theo doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp thì có sẽ có những loại giấy tờ khác nhau);
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài;
- Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA6);
- Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (Mẫu NA8);
- Hộ chiếu bản gốc;
- Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
- 02 Ảnh cá nhân có kích thước 2cm x 3cm.
- Thẻ tạm trú cũ.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú mới lên cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người nước ngoài có thẻ tạm trú hết hạn hoặc đại diện công ty bảo lãnh trực tiếp đến nộp hồ sơ tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại địa chỉ gần khu vực người nước ngoài đang tạm trú. Địa chỉ cụ thể:
- Miền Bắc: Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội: số 44-46 Trần Phú, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
- Miền Nam: Cục quản lý xuất nhập cảnh tại TP Hồ Chí Minh: Số 333 – 335 – 337 Nguyễn Trãi, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
- Hoặc phòng quản lý xuất nhập cảnh công an các tỉnh, thành phố.
Cơ quan Xuất nhập cảnh sẽ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Nếu đầy đủ, hợp lệ, thì nhận hồ sơ, in và trao giấy biên nhận, hẹn ngày trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung hồ sơ cho đầy đủ.
*Thời gian nộp hồ sơ: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và chủ nhật).
Bước 4: Nhận kết quả trong vòng 05 ngày làm việc. Người đến nhận kết quả đưa giấy biên nhận cho cán bộ trả kết quả để kiểm tra, đối chiếu, nếu đã có thẻ tạm trú mới thì yêu cầu người đến nhận kết quả nộp lệ phí và ký nhận.
*Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày tết, ngày lễ và thứ 7, Chủ nhật).
Vậy là Lylichtuphap.info đã chia sẻ cho bạn về Quy định mức xử phạt và cách xử lý khi thẻ tạm trú cho người nước ngoài hết hạn. Hi vọng rằng bài viết trên sẽ phần nào giải đáp cho bạn những thắc mắc khi găp phải trường hợp này.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH THUẬT MT
Trang web: https://lylichtuphap.info/
Facebook: Lý Lịch Tư Pháp Giá Rẻ Toàn Quốc – Home | Facebook
Hotline: 0911 400 393
Email: lylichtuphap.info88@gmail.com
Địa chỉ: Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội