0911 400 393

Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? So sánh hợp pháp hóa lãnh sự với chứng nhận lãnh sự?

Hop phap hoa lanh su 1

Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự là những thủ tục pháp lý có ý nghĩa quan trọng, các cá nhân tham gia vào quan hệ này nhằm mục đích gì? Cần các tài liệu, thủ tục nào? Lý lịch tư pháp sẽ giải đáp cho các bạn về hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là gì? So sánh hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự có điểm giống nhau hay khác nhau nào.

1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?

Khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự  “Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.

Hop phap hoa lanh su 1Tập huấn tiếp nhận, trả kết quả chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

Có thể hiểu, các loại văn bản, giấy tờ của nước ngoài khi muốn sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam cần phải được hợp pháp lãnh sự mới có giá trị sử dụng.

2. Chứng nhận lãnh sự là gì?

Khoản 1 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự  giải thích “Chứng nhận lãnh sự  là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài”.

Đối với các loại giấy tờ, tài liệu của công dân Việt Nam khi muốn công nhận và sử dụng ở nước ngoài cần phải được chứng nhận lãnh sự, sau đó các loại giấy tờ  đã được chứng nhận lãnh sự sẽ được hợp pháp hóa lãnh sự tại quốc gia bạn muốn sử dụng các loại văn bản trên.

3. So sánh hợp pháp hóa lãnh sự với chứng nhận lãnh sự

Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự là những vấn đề pháp lý đang được quan tâm, bởi trong quá trình hội nhập, phát triển, việc chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác nhận giá trị của các loại văn bản. Giữa hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự có những điểm tương đồng, nhưng cũng có những điểm khác biệt:

– Mục đích sử dụng:

+ Hợp pháp hóa lãnh sự: Việc hợp pháp hóa lãnh sự để các loại giấy tờ, con dấu, chức danh…của nước ngoài được công nhận và sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Chứng nhận lãnh sự: Là việc cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam chứng nhận các tài liệu, con dấu, chữ kí…của Việt Nam để các tài liệu, con dấu, chữ kí…đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.

Hop phap hoa lanh su 2Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự

Thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:

Thẩm quyền chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, cụ thể:

Điều 5. Cơ quan có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự của Việt Nam

  1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

  1. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài”.

Tại Việt Nam hiện nay, việc hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự do Bộ Ngoại giao thực hiện. Bạn có thể đến các địa điểm sau để nộp hồ sơ đề nghi hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự:

+ Ở Hà Nội: Nộp hồ sơ tại Cục lãnh sự, địa chỉ: 40 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội

+ Ở Thành phố Hồ Chí Minh: Nộp hồ sơ tại Sở Ngoại vụ, địa chỉ: 184 đường Pasterur, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ tại một số cơ quan ngoại vụ địa phương được Bộ ngoại giao ủy quyền, danh sách các cơ quan này được cập nhật thường xuyên trên trang lanhsuvietnam.gov.vn

– Hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:

+ Chứng nhận lãnh sự:

Ở Việt Nam:  Khoản 1 Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định hồ sơ xin chứng nhận lãnh sự tại Việt Nam bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:

“Điều 11. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

1.Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao”.

Người Việt Nam ở nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự cần những tài liệu theo quy định theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự như sau:

“Điều 13. Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

Người đề nghị chứng nhận lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai đề nghị chứng nhận lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chứng nhận theo quy định tại Điều 11 hoặc Điều 12 Nghị định này, kèm theo 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Cơ quan đại diện”.

Hop phap hoa lanh su 3Thực hiện kí tờ khai đầy đủ

+ Hợp pháp hóa lãnh sự:

Ở Việt Nam: Khi thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự cần chuẩn bị các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:

“Điều 14. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao

1. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao”.

Người Việt Nam ở nước ngoài cần hợp pháp hóa lãnh sự thì cần chuẩn bị các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:

“Điều 15. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài

Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:

a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được chứng nhận bởi Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài nơi có Cơ quan đại diện Việt Nam hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam kiêm nhiệm;

đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt, tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài mà cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể hiểu được, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;

e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Cơ quan đại diện”.

Trên đây là nội dung bài viết “Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? So sánh hợp pháp hóa lãnh sự với chứng nhận lãnh sự“?, Lý lịch tư pháp thông tin đến bạn, hi vọng bạn đã có những trải nghiệm tốt với chúng tôi.

5/5 - (12 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *