Việt Nam và Hong Kong không có chung một thỏa thuận nào về miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Vì vậy những giấy tờ cấp bởi Hong Kong muốn sử dụng ở Việt Nam một cách hợp pháp thì cần phải hợp pháp hóa lãnh sự. Hãy cùng Lylichtuphap.info tìm hiểu chi tiết hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong 2023 ở bài viết sau nhé.
Hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong là gì?
Trích dẫn trên dựa theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 về chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự:
2. “Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”
Chúng ta có thể hiểu hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong là việc chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của người Hong Kong bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong không có chức năng xác nhận các nội dung, hạng mục có trong giấy tờ. Vì vậy sẽ không chịu trách nhiệm về tính chân thực của nội dung do cơ quan cấp trên giấy tờ, văn bản đó.
Những loại giấy tờ, tài liệu thường được sử dụng hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong
Những giấy tờ, tài liệu Hong Kong thường được hợp pháp hóa lãnh sự là:
- Sổ hộ tịch.
- Giấy khai sinh.
- Giấy chứng nhận kết hôn.
- Giấy chứng nhận ly hôn.
- Các loại bằng cấp.
- Xác nhận chuyên gia.
- Giấy tờ, tài liệu công ty.
- Đăng ký kinh doanh.
- Chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ
- ………..…Một số loại giấy tờ khác.
Giấy tờ, văn bản không được hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong
Việc sử dụng các loại giấy tờ, văn bản dùng để hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong không phải cứ nộp lên là được. Các loại giấy tờ, văn bản phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Giấy tờ, văn bản không bị sửa chữa, tẩy xóa mà không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, văn bản trong hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự không có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, văn bản không được giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, văn bản có chữ ký, con dấu phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, văn bản không có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong
Hiện nay ở Việt Nam, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong là Bộ Ngoại giao và Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại HongKong.
Theo điều 5 của Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ quy định là:
“1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước. Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.
2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài”.
Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự của Hong Kong là Tòa an Tối cao Hong Kong.
Địa điểm nộp hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong
Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao)
Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
Thời gian nộp và nhận kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bảy, trừ các ngày lễ, Tết.
Tại Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao)
Địa chỉ: 184 Bis Pasteur, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nộp và nhận kết trả: các ngày làm việc trong .tuần và sáng thứ Bảy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.
Tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong
Địa chỉ: 15/F, Great Smart Tower, 230 Wan Chai Rd, Wan Chai, Hong Kong
Điện thoại: +852 2835 9318
Quy trình hợp pháp hóa lãnh sự Hồng Kông
Bước 1: Công chứng/chứng thực giấy tờ
Bạn mang các loại giấy tờ cần công chứng sang văn phòng công chứng hoặc văn phòng Ủy viên tuyên thệ để được công chứng/ chứng thực.
- Các loại giấy tờ cần công chứng/ chứng thực gồm: Hợp đồng thương mại, xác nhận kinh nghiệm, thư ủy quyền, bản sao y, tuyên bố pháp lý.
- Các loại giấy tờ, tài liệu không cần công chứng/chứng thực là những loại giấy tờ công có chữ ký của một bên chính thức như: Xác nhận tình trạng độc thân, giấy khai sinh và khai tử, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận kết hôn có chữ ký của Phó lục sự Hôn nhân (đối với giấy chứng nhận kết hôn có chữ ký của linh mục hoặc do nhà thờ cấp, bạn cần phải đến Phòng Lưu trữ hồ sơ của Cơ quan đăng ký kết hôn xin bản sao y).
Phí công chứng là 2.200 HK$ đối với giấy tờ chính thức.
Bước 2: Chứng nhận lãnh sự tại Tòa án tối cao Hong Kong
Sau khi thực hiện công chứng/chứng thực những loại giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự thì đưa tới Tòa án tối cao Hong Kong (Văn phòng Dịch vụ chứng thực, Ban đăng ký Tòa án tối cao tạo phòng LG115).
Khi hồ sơ của bạn được chấp nhận, bạn sẽ đưa tới Phòng kế toán Tòa án tối cao tại phòng LG221 để nộp lệ phí (có thể nộp bằng tiền mặt, EPS hoặc Séc).
Sau khi nhận biên lai thanh toán, bạn quay lại phòng LG115 để xuất trình và nhận biên lai thu hồ sơ. Vào ngày hẹn trong biên lai, bạn quay lại lấy giấy tờ được Tòa án tối cao hợp pháp hóa lãnh sự.
- Thời gian xử lý chứng nhận lãnh sự tại Tòa án tối cao Hong Kong là 02 ngày làm việc.
- Phí xử lý chứng nhận lãnh sự tại Tòa án tối cao Hong Kong là 125 HK$.
Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong
Bạn cần chuẩn bị hồ sơ cùng giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự đã được Tòa án tối cao Hong Kong chứng nhận đến Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong để hợp pháp hóa lãnh sự. Hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:
- 01 tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định mẫu số LS/HPH-2012/TK.
- Trường hợp nộp trực tiếp: Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu).
- Trường hợp nộp qua đường bưu điện: Bản chụp giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu, số lượng 01), không cần phải bản chứng thực.
- Giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền HongKong chứng nhận ở trên.
- 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu bản dịch đã sử dụng một trong hai tiếng này thì không cần phải dịch).
- 01 bản chụp giấy phép kinh doanh và 01 bản chụp bản dịch (nếu có).
- Trường hợp cần kiểm tra tính chính xác, xác thực của giấy phép kinh doanh thì cần thêm 01 bản gốc và 01 bản sao có liên quan.
Sau khi nhận được giấy tờ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự, bạn có thể dịch thuật công chứng sang Tiếng Việt để sử dụng ở Việt Nam.
Phí hợp pháp hóa lãnh sự tại Tổng Lãnh sự quán Việt nam tại Hong Kong là 10USD.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn chi tiết hợp pháp hóa lãnh sự Hong Kong mà Lylichtuphap.info cung cấp cho bạn. Mọi thắc mắc khi bị vướng, hãy tìm đến chúng tôi để được giải đáp.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH THUẬT MT
Trang web: https://lylichtuphap.info/
Facebook: Lý Lịch Tư Pháp Giá Rẻ Toàn Quốc – Home | Facebook
Hotline: 0911 400 393
Email: lylichtuphap.info88@gmail.com
Địa chỉ: Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội