0911 400 393

Quy trình dịch thuật công chứng theo quy định năm 2023

Quy trình dịch thuật công chứng theo quy định năm 2023

Dịch thuật công chứng đã trở thành một dịch vụ vô cùng phổ biến trong thời đại hội nhập của Việt Nam cùng với các quốc gia khác trên toàn thế giới. Để có thể giúp các khách hàng nắm rõ được những thông tin về quy trình dịch thuật công chứng thì ngày hôm nay Lý Lịch Tư Pháp sẽ cùng bạn tìm hiểu sau về quy trình này theo quy định năm 2023 nhé.

Khái niệm của công chứng bản dịch

Công chứng bản dịch là quá trình dịch một văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. Sau đó văn bản, giấy tờ đó cần phải được công chứng, đóng dấu xác nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Trong đó người dịch những văn bản, giấy tờ đó là cộng tác viên của phòng Tư pháp quận/huyện hoặc của văn phòng công chứng. Những người này sẽ phải cam kết đã dịch chính xác nội dung trong văn bản, giấy tờ đó.

Dịch thuật công chứng sẽ căn cứ pháp lý vào:

  • Luật Công chứng 2014.
  • Thông tư 06/2015/TT-BTP.
  • Thông tư 257/2016/TT-BTC
Công chứng bản dịch là quá trình dịch một văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại
Công chứng bản dịch là quá trình dịch một văn bản, giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại

Tại sao cần phải công chứng bản dịch

Nhiều bạn thắc mắc không biết lý do vì sao cần phải công chứng bản dịch, Theo các quy định dịch thuật công chứng thì bạn có thể tham khảo những nguyên nhân sau:

  • Với một số giao dịch, hồ sơ bắt buộc dịch thuật công chứng nếu được công chứng sẽ có độ tin tưởng cao hơn. Bởi vì các hồ sơ, tài liệu công chứng được quy định và giám sát bởi nhà nước.
  • Muốn dịch thuật công chứng, tài liệu thì cần phải có chữ ký và con dấu. Khi tiến hành dịch thuật cũng như công chứng thì bạn cần phải được hợp pháp hoá lãnh sự tại cơ quan ngoại giao (đối với tài liệu nước ngoài). Trừ những trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc qua được miễn hợp thức hóa. Bạn có thể tham khảo theo Hiệp định tương trợ tư pháp, Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và quốc gia đó.

Công chứng bản dịch cần điều kiện gì?

  • Người yêu cầu công chứng cần phải có đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng cũng như chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ.
  • Người dịch các tài liệu, giấy tờ phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề thực hiện. Ngoài ra đây còn là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác và thông thạo tiếng nước ngoài. Cộng tác viên cũng sẽ là người chịu trách nhiệm với tổ chức công chứng về tính chính xác, phù hợp với nội dung mình thực hiện.
  • Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải. Lưu ý là bản dịch sẽ phải được đính kèm cùng bản sao của bản chính sau đó đóng dấu giáp lai.
  • Lời chứng của công chứng viên cùng với bản dịch thì phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề, họ tên người phiên dịch, chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng với chữ ký của người phiên dịch. Từ đó chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác và không vi phạm pháp luật cũng như không trái đạo đức xã hội,…
  • Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch khi công chứng viên biết được bản chính cấp sai quyền, không hợp lệ hoặc bản chính giả. Giấy tờ, văn bản yêu cầu dịch bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng. Giấy tờ, văn bản được yêu cầu thuộc bí mật quốc gia nhà nước hoặc cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
Điều kiện được công chứng bản dịch
Những điều kiện để được công chứng bản dịch

Những loại giấy tờ để chuẩn bị hồ sơ công chứng bản dịch

Để nhanh dọn cho quy trình dịch thuật công chứng thì bạn hãy chuẩn bị hồ sơ dưới đây để không bị thiếu hồ sơ khi đi công chứng bản dịch:

  • Giờ tờ cần xuất trình: Cần có bản chính văn bản, giấy tờ cần dịch.
  • Giấy tờ cần nộp: Phiếu yêu cầu công chứng, bản sao văn bản/giấy tờ cần công chứng bản dịch.
  • Số lượng hồ sơ: 1 bộ.

Quy trình dịch thuật công chứng theo quy định 2023

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu công chứng sẽ phải hoàn thiện hồ sơ trước rồi nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng) theo thời gian làm việc như sau:

  • Thứ 2 đến thứ 6: Buổi sáng: 07h30 – 11h30 và Buổi chiều: 13h00 – 17h00.
  • Sáng thứ 7: Buổi sáng: 07h30 – 11h30
Nộp hồ sơ ở quầy công chứng
Nộp hồ sơ ở quầy công chứng

Bước 2: Nhận và kiểm tra hồ sơ

  • Công chứng viên sau khi nhận bản chính giấy tờ/văn bản cần dịch của người cần yêu cầu. Sau khi đã kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.
  • Công chứng viên sẽ hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ các quy định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến công chứng bản dịch, giải thích quyền – nghĩa vụ lợi ích hợp pháp. ý nghĩa và hậu quả,….
  • Nếu đầy đủ hồ sơ thì được thụ ký, ghi vào sổ công chứng.
  • Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.
  • Trường hợp không đủ cơ sở pháp lý để giải quyết thì công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp hồ sơ.

Bước 3: Giao cho người phiên dịch là công tác viên của đơn vị công chứng

Tổ chức hành nghề công chứng chuyển giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng để dịch hồ sơ.

Giao cho người phiên dịch là công tác viên của đơn vị công chứng
Giao cho người phiên dịch là công tác viên của đơn vị công chứng

Bước 4: Ký bản dịch và chứng nhận bản dịch

  • Người phiên dịch ký vào từng trang của bản dịch. Sau đó sẽ để công chứng viên ghi lời chứng. Tiếp đó ký vào từng trang của bản dịch.
  • Hoặc nếu như cộng tác viên phiên dịch đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm. Thì cộng tác viên có thể ký trước vào bản dịch. Sau đo khi hoàn thành thì công chứng viên sẽ đối chiếu lại chữ ký.

Bước 5: Trả kết quả công chứng

Bộ phận thu phí hoàn tất việc thu phí theo quy định. Tiếp đó đóng dấu và hoàn trả hồ sơ cho người yêu cầu công chứng.

Trả kết quả công chứng và thu phí
Trả kết quả công chứng và thu phí

Một số thông tin khác

Các lệ phí như sau:

  • Phí công chứng: 10.000 đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
  • Trường hợp có nhiều bản dịch thì từ bản thứ hai trở lên sẽ thu 5.000 đồng/trang với trang thứ nhất và thứ 2. Từ trang thứ 3 trở lên thu 3.000 đồng/trang, tuy nhiên mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.

Thời gian giải quyết không quá 2 ngày làm việc đối với hợp đồng, giao dịch đơn giản. Còn nếu nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn tuy nhiên sẽ không quá 10 ngày làm việc.

Với những thông tin về quy trình dịch thuật công chứng được Lý Lịch Tư Pháp tổng hợp ở trong bài viết trên sẽ giúp bạn có thể thực hiện dịch thuật công chứng một cách nhanh nhất.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH THUẬT MT

Trang web: https://lylichtuphap.info/

Facebook: Lý Lịch Tư Pháp Giá Rẻ Toàn Quốc – Home | Facebook

Hotline: 0911 400 393

Email: lylichtuphap.info88@gmail.com

Địa chỉ: Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *