Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là những thủ tục pháp lý cần thiết để đảm bảo các giấy tờ, tài liệu nước ngoài được công nhận và sử dụng tại một quốc gia khác. Vậy chi phí hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự là bao nhiêu? Lý lịch tư pháp sẽ giải đáp ngay sau đây.
1. Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự giải thích từ ngữ “Hợp pháp hóa lãnh sự là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam”.
2. Hợp pháp hóa lãnh sự cần tài liệu gì? Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự?
– Hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 111/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự gồm:
“Điều 14. Trình tự, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm:
a) 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;
b) Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;
c) 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;
d) Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;
đ) 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng trên;
e) 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao”.
-Thủ tục đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự:
+ Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu như trên và nộp hồ sơ đến một trong các địa chỉ sau đây tùy vào nhu cầu của bạn:
Tại Hà Nội: Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao): Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội,
Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết quả: Từ thứ Hai đến thứ Sáu và sáng thứ Bẩy, trừ các ngày lễ, Tết.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao). Địa chỉ: 184 Bis Pasteur, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nộp hồ sơ và nhận kết trả: các ngày làm việc trong tuần và sáng thứ Bẩy, trừ Chủ Nhật và các ngày lễ, Tết.
Ngoài ra, nếu ở một số tỉnh thành xa bạn có thể nộp hồ sơ đến trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (Xem danh sách các cơ quan tại đây: lanhsuvietnam.gov.vn).
– Thời gian đợi kết quả: Khoản 4 Điều 14 và Khoản 5 Điều 11 Nghị định 111/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự là “01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc”.
Ngoài hồ sơ như trên, bạn cần phải mang theo một số tiền để nộp phí hợp pháp hóa lãnh sự.
3. Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
Đề thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự thì chi phí hợp pháp hóa lãnh sự là bao nhiêu? Và gồm những chi phí hợp pháp hóa lãnh sự nào?
Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại Điều 5 Thông tư số 157/2016/TT-BTC ngày 24/10/2016 của Bộ tài chính quy định về việc mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng chi phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự, cụ thể: “Điều 5. Mức thu phí Mức thu phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự, như sau:
a) Chứng nhận lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.
b) Hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.
c) Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 (năm nghìn) đồng/lần. Phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ)”. Ngoài những chi phí trên, bạn cũng cần phải sẽ phải mất chi phí công chứng dịch thuật, chi phí chuyển hồ sơ qua bưu điện (nếu không nộp trực tiếp).
Ngoài ra, đối với một số trường hợp sau sẽ được miễn thu chi phí chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự:
– Hợp pháp hóa lãnh sự để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
– Các trường hợp hợp pháp hóa lãnh sự được miễn theo nguyên tắc ngoại giao “có đi có lại”, những trường hợp được Việt Nam ký kết theo điều ước quốc tế mà trong các điều ước có quy định. Với những chia sẻ kiến thức về Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam trên đây, mong rằng đã giải đáp được những khó khăn, vướng mắc của bạn. Quá trình làm hồ sơ, thủ tục đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự gặp vướng mắc, khó khăn thì chúng tôi – Công ty Tư Vấn và Dịch thuật Minh Tú luôn sẵn sàng tháo gỡ mọi vướng mắc của bạn. Chúng tôi với đội ngũ pháp lý đông đảo và kinh nghiệm, chuyên tư vấn, nhận làm hồ sơ các dịch vụ như: Dịch thuật công chứng, Làm lý lịch tư pháp, Hợp thức hóa lãnh sự, thẻ tạm trú cho người nước ngoài chuyên nghiệp – thủ tục đơn giản, cực nhiều ưu đãi.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH THUẬT MT
Trang web: https://lylichtuphap.info/
Facebook: https://www.facebook.com/lylichtuphapgiaretoanquoc
Hotline: 0911 400 393
Email: lylichtuphap.info88@gmail.com
Địa chỉ: Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội