Nhờ người thân làm hộ lý lịch tư pháp được không là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Công dân Việt Nam và người nước ngoài có thể được yêu cầu xuất trình Lý lịch tư pháp vì nhiều lý do để sử dụng ở trong nước và nước ngoài bao gồm nhận con nuôi, đi học, đi làm, du học, xuất khẩu lao động, chạy xe công nghệ, làm giấy phép lao động, thi công chức…
Điều kiện để được cấp lý lịch tư pháp tại Việt Nam
Công dân Việt Nam và người nước ngoài có thể yêu cầu thẩm tra lý lịch tư pháp tại Việt Nam.
Để được điều tra lý lịch tư pháp tại Việt Nam:
- Những người đã sống ở Việt Nam từ 6 tháng trở lên có thể yêu cầu văn phòng tư pháp cấp tỉnh địa phương của họ.
- Nếu bạn không còn sống ở Việt Nam, nhưng cần điều tra lý lịch tư pháp cho khoảng thời gian bạn ở Việt Nam, bạn có thể yêu cầu từ:
Trung tâm Lý lịch tư pháp Quốc gia
9 Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (024) 320-11313 hoặc (024) 668-41313 trong phạm vi Việt Nam
Email: ttlltpqg@moj.gov.vn
Nhờ người thân làm hộ lý lịch tư pháp được không?
Nếu bạn đang ở nước ngoài, hoặc vì một lý do nào đó không thể trực tiếp xuất hiện khi yêu cầu thẩm tra lý lịch tư pháp có thể nhờ người thân làm hộ.
Vậy ai là “Người thân”? Đó có thể là cha, mẹ, vợ, chồng, con ( Người có quan hệ hôn nhân, huyết thống) – Pháp luật KHÔNG yêu cầu văn bản ủy quyền. Đối với những “Người thân khác” (ví dụ họ hàng…) bắt buộc phải có văn bản ủy quyền.
Khi muốn nhờ người thân làm hộ lý lịch tư pháp, bạn phải cung cấp Giấy ủy quyền cho người đó kèm theo bản sao hộ chiếu hiện tại của người yêu cầu và hộ chiếu của người yêu cầu đã sử dụng trước đây tại Việt Nam (nếu khác với hộ chiếu hiện tại) để kiểm tra lý lịch. Giấy ủy quyền và bản sao hộ chiếu Hoa Kỳ phải được chứng thực bởi Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam. Giấy ủy quyền phải được dịch ra tiếng Việt bởi công chứng viên Việt Nam.
Tuy nhiên, làm Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục.