0911 400 393

Tổng quan quy trình thực hiện dịch thuật và công chứng

Phân biệt sự khác nhau giữa dịch thuật và công chứng

Hiện nay còn có khá nhiều người đang nhầm lẫn giữa quá trình dịch thuật và công chứng. Để có thể nắm rõ được nội dung trên thì Lý Lịch Tư Pháp sẽ giải thích dịch thuật và công chứng là như thế nào? Sự khác biệt giữa hai vấn đề này ra sao. Bạn hãy đọc và cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan quy trình thực hiện dịch thuật và công chứng

Để hiểu rõ hơn về dịch thuật và công chứng thì dưới đây Lý Lịch Tư Pháp sẽ nói rõ hơn về quy trình thực hiện của từng vấn đề:

Quy trình thực hiện dịch thuật

Bước 1: Thực hiện nghiên cứu và phân tích các tài liệu dịch thuật

Khi đã nhận được tài liệu cần dịch thì biên và phiên dịch sẽ nghiên cứu chuyên ngành tài liệu đang dịch là như thế nào. Từ đó xác định được thời gian hoàn thành cũng như những yêu cầu từ khách hàng. Sau đó thì mới lựa chọn người dịch để có thể đảm nhận, phân phối thời gian thực hiện tốt nhất. Ngoài ra việc nghiên cứu và phân tích tài liệu sẽ giúp cho dịch giả dịch được một cách chính xác bản dịch hơn.

Thực hiện nghiên cứu và phân tích các tài liệu dịch thuật
Thực hiện nghiên cứu và phân tích các tài liệu dịch thuật

Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dịch thuật

Để đảm bảo được việc thực hiện dịch thuật đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng thì cần phải lập kế hoạch cho các tài liệu chuyên ngành. Phân chia rõ cụ thể chuyên ngành như: Chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kinh doanh, y tế hay marketing.

Bước 3: Ghi chú cho các thuật ngữ trong tài liệu

Sau khi nghiên cứu, phân tích và lập kế hoạch thì bạn tiến hành việc dịch thuật. Chính vì vậy hãy ghi chú chi tiết những thuật ngữ có liên quan đến tài liệu dịch.

Bước 4: Bắt đầu dịch thuật và kiểm tra chỉnh sửa tài liệu

Khi vừa bắt đầu dịch thì bạn bắt đầu dịch các bản chuyên ngành đã được lên kế hoạch và kiểm tra các từ ngữ. Từ đó cần xem xét lại sự thống nhất để đảm bảo chất lượng bản dịch.

Bắt đầu dịch thuật và kiểm tra chỉnh sửa tài liệu
Bắt đầu dịch thuật và kiểm tra chỉnh sửa tài liệu

Bước 5: Hiệu đính tài liệu khi đã dịch xong

Sau khi biên – phiên dịch đã hoàn thành việc dịch thuật tài liệu sau đó nhân viên hiệu đính kiểm tra, rà soát. Đây là bước quan trọng để phát hiện ra sai sót trong bản dịch để hoàn thiện cho chính xác nhất.

Bước 6: Thực hiện định dạng tài liệu đã dịch

Sau khi hoàn tất việc dịch thì bắt đầu format để tài liệu đúng chuẩn bản gốc. Một số bản dịch có hình ảnh thì cần chèn vào cho giống nội dung. Từ đó sẽ thể hiện sự mạch lạc và chuyên nghiệp.

Bước 7: Kiểm tra bản dịch thuật

Các quản lý nhận lại từ biên, phiên dịch của mình bản dịch hoàn thiện và bắt đầu kiểm tra các lỗi sai (nếu có). Nếu gặp sai sót thì chuyển lại để sửa chữa bản dịch.

Kiểm tra cụ thể bản dịch thuật
Kiểm tra cụ thể bản dịch thuật và công chứng

Bước 8: Bàn giao tài liệu

Khi đã nhận lại bản dịch và kiểm tra không còn lỗi nào thì sẽ chuyển lại cho khách hàng. Theo đúng thời gian đã ký kết khi thực hiện trao đổi trong hợp đồng.

Bước 9: Tiếp nhận bản dịch sửa theo yêu cầu (nếu có)

Trong trường hợp sau khi nhận bản dịch và khách hàng thấy có sự sai sót. Hoặc yêu cầu bổ sung thêm thông tin vào bản dịch thì sẽ tiếp nhận rồi chuyển tới người dịch thuật.

Quy trình thực hiện công chứng

Việc dịch thuật và công chứng có thể thực hiện cùng chung một địa điểm hoặc có thể tách riêng. Dưới đây là quy trình dịch thuật bạn có thể tham khảo như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ cần phải công chứng

Người muốn công chứng tài liệu hoặc hồ sơ thì mang đến các trụ sở văn phòng công chứng vào các thời gian hành chính.

Nộp hồ sơ cần phải công chứng
Nộp hồ sơ có thể dịch thuật 

Bước 2: Văn phòng công chứng sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Hồ sơ/tài liệu sẽ được tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ như sau:

  • Nếu nộp hồ sơ qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì sẽ chuyển cho công chứng viên công chứng để kiểm tra hồ sơ/
  • Trường hợp nộp hồ sơ qua công chứng viên trực tiếp thì bạn chỉ cần kiểm tra kỹ lại hồ sơ công chứng có đầy đủ không.

Trường hợp bạn dịch thuật và công chứng cũng sẽ tương tự như quy trinh thực hiện công chứng trên.

Bước 3: Thực hiện soạn thảo và ký văn bản

Sau khi hồ sơ yêu cầu cần công chứng được hoàn tất thì sẽ soạn thảo và ký văn bản như sau:

  • Nếu như văn bản đã được bạn soạn thảo sẵn thì công chứng viên sẽ kiểm tra. Khi có điểm cần sửa thì gửi lại cho bạn để hai bên cùng sửa cho phù hợp nhất. Nếu trường hợp bạn không sửa thì có thể công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
  • Nếu văn bản do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của bạn sẽ được đưa cho bạn khi soạn thảo xong. Nếu cảm thấy phù hợp thì ký cam kết. Nếu cần chỉnh sửa thì công chứng viên sẽ xem xét và tiến hành sửa đổi, bổ sung,…
Thực hiện soạn thảo và ký văn bản sau khi dịch thuật và công chứng
Thực hiện soạn thảo và ký văn bản sau khi dịch thuật 

Bước 4: Ký chứng nhận

Công chứng viên sẽ yêu cầu xuất trình đầy đủ bản chính của các giấy tờ liên quan theo quy định. Từ đó đối chiếu lời chứng cũng như ký vào hợp đồng. Sau đó sẽ chuyển hồ sơ sơ sang bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.

Bước 5: Trả kết quả sau khi công chứng

Sau khi hoàn thành các bước trên thì hồ sơ/tài liệu cần công chứng sẽ được đóng dấu cũng như trả lại hồ sơ sau khi thu phí. Đặc biệt ở phòng công chứng cũng sẽ có dịch thuật. Chính vì vậy nếu bạn muốn dịch thuật và công chứng thì có thể tìm hiểu thêm nhé.

Với những chia sẻ về dịch thuật và công chứng hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này và giúp bạn thực hiện nó một cách tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH THUẬT MT

Trang web: https://lylichtuphap.info/

Facebook: Lý Lịch Tư Pháp Giá Rẻ Toàn Quốc – Home | Facebook

Hotline: 0911 400 393

Email: lylichtuphap.info88@gmail.com

Địa chỉ: Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *