0911 400 393

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam là một thủ tục pháp lý nhằm hợp pháp hóa hồ sơ, tài liệu của nước ngoài để được pháp luật Việt Nam công nhận và sử dụng. Việc hợp pháp hóa lãnh sự do cơ quan nào tiến hành? Việc thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam được tiến hành như thế nào? Hãy cùng Lylichtuphap.info  tìm hiểu về hợp pháp lãnh sự tại Việt Nam.

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam là gì?

Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP quy định

““Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.”

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Hoạt động đóng dấu chứng nhận việc hợp pháp hóa lãnh sự

Vì sao cần hợp pháp hóa lãnh sự?

Việc hợp pháp hóa lãnh sự đảm bảo giấy tờ, tài liệu nước ngoài sẽ có giá trị pháp lý trên lãnh thổ Việt Nam. Mặt khác việc hợp pháp hóa lãnh sự sẽ đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, làm việc tại Việt Nam, từ đó việc phát triển công việc thuận lợi, dễ dàng hơn.

Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự được giao cho Bộ ngoại giao thực hiện. Từ những tài liệu, giấy tờ được trình nộp, Bộ ngoại giao sẽ công nhận về mặt pháp lý các loại giấy tờ để được sử dụng tại Việt Nam. Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ quy định:

1. Bộ Ngoại giao có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở trong nước.

Bộ Ngoại giao có thể ủy quyền cho cơ quan ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

2. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự ở nước ngoài”.

Trên cơ sở xem xét điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện cán bộ và nhu cầu của mỗi địa phương khác nhau, Bộ ngoại giao sẽ thực hiện việc ủy quyền cho các cơ quan ngoại vụ địa phương để thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự.

Danh sách các cơ quan ngoại vụ địa phương được cập nhật thường xuyên trên Cổng thông tin điện tử http://lanhsuvietnam.gov.vn.

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
Tài liệu được hợp pháp hóa lãnh sự

Thời hạn giải quyết Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc.

Hồ sơ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự

Khi muốn thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam, cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ sau để đảm bảo việc hợp pháp hóa lãnh sự được thực hiện nhanh chóng: Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự nộp 01 bộ hồ sơ gồm (Quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ)

+ 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

+ Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

+ 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

+ Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự, đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

+ 01 bản dịch những tài liệu, giấy tờ đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt/ tiếng Anh (trong trường hợp những giấy tờ, tài liệu đã nộp không được lập bằng các thứ tiếng trên);

+ 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao.

Đối với quy định cụ thể về giấy tờ hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại Điều 9 Thông tư Số: 01/2012/TT-BNG ngày 20/3/2012 của Bộ ngoại giao.

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
Hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam

Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự là mức phí bắt buộc người gửi hồ sơ đề nghị phải đóng cho cơ quan chức năng. Người nào đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự đều phải nộp lệ phí. Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại  Điều 8 Nghị định 111/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính Phủ.

Điều 8 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định: “Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải nộp lệ phí.

  1. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
  2. Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải trả cước phí bưu điện hai chiều”.

Mức thu lệ phí được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số  157/2016/TT-BTC ngày 24/10/2016 của Bộ Tài chính.

Khoản 1 Điều 5 quy định:

1. Mức thu phí chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự, như sau:

a) Chứng nhận lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

b) Hợp pháp hóa lãnh sự: 30.000 (ba mươi nghìn) đồng/lần.

c) Cấp bản sao giấy tờ, tài liệu: 5.000 (năm nghìn) đồng/lần.

Đối với những thông tin mà chúng tôi mang lại, mong rằng bạn có thể dễ dàng hơn với việc thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam. Tư vấn và dịch thuật MT luôn mong muốn là người bạn đồng hành cùng các bạn.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH THUẬT MT
Trang web: https://lylichtuphap.info/
Facebook: https://www.facebook.com/lylichtuphapgiaretoanquoc
Hotline: 0911 400 393
Email: lylichtuphap.info88@gmail.com
Địa chỉ: Tòa nhà TASCO, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *